Phân tích từ giới phê bình Sói thảo nguyên (tiểu thuyết)

Trong lời bạt của ấn bản năm 1960, Hesse có viết Sói Thảo Nguyên "bị hiểu lầm ghê gớm" hơn bất kỳ tác phẩm nào khác trong các trước tác của ông. Hesse nhận thấy người đọc chỉ tập trung vào khía cạnh đau khổ và cùng quẫn được miêu tả qua cuộc đời Haller, do đó bỏ qua khả năng cuốn sách diễn tả sự trác việt và sự chữa lành.[4]

Hermann Hesse năm 1926

Không ai rõ Haller có thực sự giết Hermine không hay đó chỉ là một ảo giác trong Hí viện Ma thuật. Có luận điểm cho rằng Hesse không định nghĩa thực tại dựa trên những gì diễn ra trong thời gian và không gian vật lý, mà thực tại đơn thuần chỉ là một chức năng của nguyên nhân và kết quả siêu hình. Việc Haller có thực sự giết Hermine hay không không quan trọng, điều quan trọng là trong khoảnh khắc đó ông có ý định giết Hermine. Khi diễn giải theo nghĩa này, tâm trạng của Haller có tầm quan trọng hơn là hành động.

Một việc đáng lưu ý khác là sự tồn tại của Hermine chưa bao giờ được xác nhận trong cuốn tiểu thuyết. Câu chuyện được phản ánh trong tập ghi chép mà Harry Haller để lại hoàn toàn xoay quanh những trải nghiệm cá nhân của ông. Thậm chí khi Harry hỏi tên của Hermine, cô còn hỏi ngược lại ông. Khi phải đoán tên cô gái, ông nói cô gợi cho ông nhớ về một người bạn thời thơ ấu tên Hermann và do đó kết luận tên cô là Hermine. Nói một cách tượng trưng, Harry tạo nên Hermine như thể một mảnh linh hồn ông đã tách rời ra và tạo thành bản sao của ông, nhưng mang giới tính nữ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sói thảo nguyên (tiểu thuyết) http://www.american-buddha.com/ramdass.snakepithum... http://archives.hassanmalik.org/steppenwolf http://magictheatre.org/blog/3 //www.worldcat.org/oclc/4076225 http://nhanam.vn/sach/soi-thao-nguyen http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/so-i-tha-o-nguyen... https://books.google.com/books?id=_0VIBex7zXEC&pg=... https://www.imdb.com/title/tt0072206/ https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb119447566 https://data.bnf.fr/ark:/12148/cb119447566